4 Lưu ý khi khởi nghiệp trung tâm đào tạo
Hiện nay, hình thức thành lập các trung tâm đào tạo đã trở nên rất quen thuộc và được coi là mô hình ít rủi ro nhất và có nhiều thuận lợi khi khởi nghiệp trong ngành Giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức vẫn còn rất phổ biến cho đến hiện nay với một số đặc điểm: lĩnh vực giảng dạy thường liên tục có nhu cầu cao (ngoại ngữ, thiết kế, lập trình, …), cho phép giảng viên và người học tương tác với nhau thông qua nhiều hoạt động trên lớp. Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số hạn chế như chi phí duy trì khá tốn kém hay mức độ tiếp cận người học bị giới hạn.- Admin
Để có thể tự thành lập một trung tâm/học viên/lớp học mang thương hiệu đứng tên cá nhân, bạn cần đáp ứng một số những tiêu chí cơ bản: bắt buộc có khả năng giảng dạy hoặc sở hữu các thành tích nổi bật, đồng thời quản lí và đảm bảo cơ sở vật chất cho sự vận hành của lớp học.
Trong khi đó, nếu bạn dự định kinh doanh một trung tâm/học viện/lớp học như những Think Markus, Tomorrow Marketing Academy hay The Ielts Workshop, … bạn sẽ cần:
- Sở hữu mạng lưới quan hệ với những người thành công trong lĩnh vực hội thảo tổ chức.
- Sở hữu đội ngũ mạnh, đầy đủ các phòng ban hỗ trợ toàn diện
- Khả năng cam kết và đảm bảo kết quả cho người học
- Hệ thống giảng dạy được thống nhất và hoàn thiện đến mức độ nhất định
- Khả năng đầu tư cho cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, phần mềm quản lý và các chi phí duy trì khác.
4 CHÚ Ý TRƯỚC KHI KHỞI SỰ
Dù tranh cãi nảy lửa, tán đồng hay không thì thực tế có không ít doanh nhân đang tham gia vào lĩnh vực đào tạo, cung cấp các hoạt động giáo dục thúc đẩy toàn ngành phát triển. Hãy tham khảo những chú ý sau để có định hướng đúng đắn khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh giáo dục
1. NHẬN DIỆN THỊ TRƯỜNG
Ai cũng biết nhu cầu giáo dục chất lượng cao không bao giờ suy giảm nhất là vào thời đại tri thức hiện nay. Nhưng nếu phân tích và nhìn nhận môi trường ngành giáo dục giống như môi trường kinh doanh thì ắt hẳn nhiều người sẽ bất ngờ. Thị trường này rộng lớn với hàng triệu khách hàng mới mỗi năm, tuy nhiên, thị trường lớn đi kèm với nhu cầu hết sức đa dạng và thậm chí thay đổi liên tục.
Chẳng thế mà không ít ý tưởng kinh doanh về các cộng đồng giáo dục, hội gia sư hay chương trình đào tạo thực hành nhanh chóng xuất hiện và gây chú ý. Mỗi ý tưởng có điểm khác biệt nhưng đều “bắt” được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, do vậy nhận diện được dịch vụ giáo dục của công ty sẽ nhắm đến phân khúc nào là điều phải làm trước nhất.
2. CÓ SỰ PHỐI HỢP VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ
Như đã đề cập, quan điểm giáo dục đào tạo là ngành kinh doanh dịch vụ, là quan điểm gây tranh cãi và chịu ảnh hưởng lớn từ cộng đồng. Không phải dịch vụ giáo dục nào cũng nhanh chóng được ủng hộ bởi khách hàng và cả cơ quan giám sát. Do đó, khi lựa chọn kinh doanh theo hướng này, nhà quản trị phải cẩn trọng và dành thời gian đáng kể để nghiên cứu về hệ thống giáo dục, hệ thống chất lượng bắt buộc, đồng thời làm việc với những người chịu trách nhiệm một cách kỹ càng trước khi chính thức ra mắt. Có thể ý tưởng của bạn thú vị, bạn có vốn đầu tư nhưng loại hình bạn định triển khai chưa xuất hiện hoặc chưa được công nhận bởi các cơ quan giám sát thì đó cũng là khó khăn.
3. MARKETING ĐÚNG LÚC VÀ ĐÚNG CÁCH
Nếu đã kinh doanh thì hoạt động marketing bao gồm từ quảng bá giới thiệu sản phẩm, PR hình ảnh công ty cho tới quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đều cần được xem xét. Thời điểm để các cơ sở giáo dục xuất hiện phải được tính toán cẩn thận, chẳng ai lại chú ý đến một trường học mới mở vào thời điểm năm học đã diễn ra được một nửa, hay các cơ sở đào tạo nghệ thuật sẽ khó lòng có được học viên nếu quảng cáo vào mùa thi… Thêm vào đó, giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh, cách marketing của doanh nghiệp sẽ quyết định đến niềm tin của cha mẹ khi cho con theo học tại cơ sở đó hay không. Ngoài ra, internet đang là bệ đỡ hiệu quả cho các giải pháp Viral marketing, Social – Marketing do đó hãy tận dụng chúng khéo léo, những cơ sở có “bộ mặt” chuyên nghiệp và sẵn sàng phản hồi mọi thắc mắc bao giờ cũng được đánh giá cao.
4. LƯU TÂM ĐẾN XU HƯỚNG XÃ HỘI HÓA, CÁ NHÂN HÓA
Dù ý kiến cho rằng biến giáo dục thành kinh doanh sẽ làm mất đi vai trò cốt lõi của giáo dục, nhưng ngày nay nhu cầu tiếp cận tri thức đang rất lớn. Các cơ sở đào tạo và phát triển giáo dục chính thống cũng đã và đang mở rộng liên kết xã hội hóa với các doanh nghiệp bên ngoài để cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên sâu hơn.
Thêm vào đó, vấn đề vốn đầu tư cũng đòi hỏi các cơ sở truyền thống tìm hướng mới để vượt qua giai đoạn khó khăn. Có người nhận định kỷ nguyên kinh tế tri thức đang bước tới thời kỳ tăng trưởng, do đó các ý tưởng mới, giải pháp mới luôn có cơ hội để xuất hiện. Các hệ thống giáo dục cũng đang vận động linh hoạt hơn, đối tượng tiếp cận giáo dục không còn chỉ là trẻ em, thanh niên mà ngay cả những người trưởng thành, công chức, các chính khách, bác sỹ luật sư cũng cần đến giáo dục.
Ghi Danh Việt - Phần mềm quản lý trung tâm
Không cần cài đặt - Chỉ với 3000đ/ngày - Vận hành đa chi nhánh.
Đăng ký ngay